Tiềm năng sinh lời sáng giá của dự án Phú Mỹ Hưng Hồ Tràm

Dự kiến Quý 4/2021 chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng sẽ triển khai dự án Phú Mỹ Hưng Hồ Tràm tại cụm du lịch Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là dự án nhà liền thổ, sở hữu lâu dài cực hiếm hoi được giới thượng lưu săn lùng, quý khách hãy cùng chờ đón dự án Hot nhất năm 2021 này nhé!

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển ngày càng phát triển qua những năm gần đây. Trong đó, nổi bật nhất là thị trường Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu) với tài nguyên đa dạng, đường bờ biển dài 32 km cùng hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm sẽ là “điểm nóng” thu hút đông đảo du khách và nhà đầu tư.

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Theo nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Vũng Tàu nhảy vọt vượt bậc là nhờ phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực. Kể từ khi cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây khởi công đã mở đường cho Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có ký hiệu tuyến là CT 13, là dự án cao tốc miền Đông Nam Bộ Việt Nam xây dựng theo hướng đầu tư đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (theo báo cáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trình lên chính phủ).

Dự án có chiều dài 53,7km, trong đó quy mô đoạn từ thành phố Biên Hòa – Long Thành (nút giao với đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) là 4 làn xe cao tốc, đoạn Long Thành – Tân Hiệp (giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành) là 6 làn xe cao tốc và đoạn từ Tân Hiệp đến Quốc lộ 56 là 4 làn xe cao tốc.

Được biết tổng mức đầu tư cho dự án này hơn 18.805 tỷ đồng, xuất từ nguồn vốn ngân sách của TW giai đoạn 2021-2025, cùng với đó là vốn huy động khoảng hơn 12.000 tỷ. Dự án xây dựng 7 nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy, 4 cầu vượt đường ngang và 19 cầu đường ngang vượt đường cao tốc.

Việc đẩy nhanh tiến độ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ cải thiện được sự quá tải trên QL51. Đồng thời tạo bước phát triển đột phá về kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phát huy hiệu quả việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng như gia tăng giá trị bất động sản tại khu vực.

Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang đẩy mạnh xây dựng 

Sân bay Long Thành 

Tiếp nối dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là Cảng hàng không Long Thành ra đời làm tăng giá trị cơ sở hạ tầng tại Bà Rịa – Vũng Tàu tạo cú hích cho du lịch, bất động sản ở khu vực phía Nam nói chung và các khu vực biển Long Hải, hồ Tràm tại Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.

Dự án có tổng đầu tư hơn 4.6 tỷ USD ( khoảng hơn 109.000 tỷ đồng), đây được xem là dự án lớn từ trước đến nay. Ngày 05/01/2020 sân bay chính thức khởi công giai đoạn 1, dự toán 2025 sẽ hoàn thành giai đoạn 1. Sân bay có vị trí thuộc xã Bình Sơn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Cách Hồ Chí Minh 40km về hướng Đông, thành phố Biên Hòa 30km phía Đông Nam còn thành phố Vũng Tàu 70km về hướng Bắc, cạnh các tuyến cao tốc.

Đặc biệt, kết hợp đồng thời với dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, chạy qua cảng hàng không quốc tế Long Thành, sau khi cảng hàng không này đi vào hoạt động thì tuyến cao tốc trên sẽ càng trở nên đặc biệt quan trọng, tạo sự phát triển đặc biệt là du lịch tại các vùng lân cận.

Sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay Long Thành đã được phê duyệt và khởi công xây dựng

Tuyến tàu cao tốc nối Cần Giờ – Vũng Tàu

Đây là tuyến phà được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, có cự ly khoảng cách 15km, với thời gian 30 phút. Phà chở được 50 xe máy và 10 ôtô/xe tải và cả hàng hóa. Tần suất khai thác 24 chuyến/ngày, mỗi chuyến cách nhau 60 phút. Giúp kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ đến với Bà Rịa- Vũng Tàu, rút ngắn thời gian so với đi bằng đường bộ qua tuyến đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Nhờ vậy mà từ nay các tỉnh Tây Nam Bộ có thể du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ mất 1-2 tiếng, theo dự đoán với điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như vậy sẽ mang lại rất nhiều tiềm năng cho tỉnh.

Cao tốc Cần Giờ - Vũng Tàu

Cao tốc Cần Giờ – Vũng Tàu

Nhiều dự án hạ tầng khác

Ngoài những tuyến cơ sở hạ tầng huyết mạch trên. Hiện tại, sở GTVT thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu cũng triển khai nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng khác phục vụ cho việc phát triển kinh tế như tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Xuyên Á, cầu Phước An, Bến Lức – Long Thành về phía Tây.

Vị trí Phú Mỹ Hưng Hồ Tràm

Đối với dự án Bến Lức – Long Thành, đây là dự án đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình xây dựng, với 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h. Toàn bộ tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, dự kiến khi hoàn thành vào năm 2021. Tuyến đường sẽ giúp kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà không cần phải đi qua TP.HCM. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm tải áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và đón luồng khách nội địa từ khu vực Tây Nam Bộ. Việc khơi thông dòng kết nối không chỉ thuận lợi với các tỉnh miền Đông Nam bộ, mà còn rất dễ dàng kết nối với miền Tây Nam bộ.

Tuyến đường Bến Lức - Long Thành

Tuyến đường Bến Lức – Long Thành giúp kết nối Vũng Tàu với các tỉnh Miền Tây

Bên cạnh những dự án trên, dự toán còn xây các sân bay Gò Găng, Cỏ Ống, Hồ Tràm, … là những cơ sở hạ tầng tại Bà Rịa – Vũng Tàu sắp triển khai. Giao thông luôn đi trước sự phát triển, đây chính là những yếu tố mở ra triển vọng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đưa Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành tỉnh giàu mạnh phát triển du lịch là “miếng mồi” ngon cho giới bất động sản đầu tư nghỉ dưỡng phát triển du lịch.

Đánh giá bài viết